Bộ câu hỏi trắc nghiệm pháp luật đại cương thường xuất hiện trong các bài thi
Pháp luật đại cương là môn học cơ bản trong các ngành như luật học, quản lý công và kinh doanh. Để nắm vững kiến thức và học tập hiệu quả, việc ôn luyện qua các đề thi trắc nghiệm là rất quan trọng. Chúng tôi xin giới thiệu bộ câu hỏi trắc nghiệm pháp luật đại cương, hy vọng tài liệu này sẽ giúp bạn ôn tập hiệu quả và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm pháp luật đại cương
Dưới đây là bộ câu hỏi trắc nghiệm pháp luật đại cương mà mình đã sưu tầm được. Các bạn hãy tham khảo để ôn tập hiệu quả nhé!
Bạn đang xem: Bộ câu hỏi trắc nghiệm pháp luật đại cương thường xuất hiện trong các bài thi
Câu 1:
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cơ quan nào sau đây có quyền ban hành Nghị định:
a. Bộ trưởng các Bộ
b. Chính phủ
c. Quốc hội
d. Tòa án nhân dân
Câu 2:
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cơ quan nào sau đây có quyền ban hành Thông tư:
a. Tổng kiểm toán Nhà nước
b. Chính phủ
c. Quốc hội
d. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Câu 3:
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cơ quan nào sau đây có quyền ban hành Pháp lệnh:
a. Ủy ban thường vụ Quốc hội
b. Chính phủ
c. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
d. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Câu 4:
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cơ quan nào sau đây có quyền ban hành Quyết định:
a. Chính phủ
b. Chủ tịch nước
c. Bộ trưởng
d. Quốc hội
Câu 5:
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cơ quan nào sau đây có quyền ban hành Nghị quyết:
a. Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao
b. Chính phủ
c. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
d. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Câu 6:
Văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất trong Hệ thống văn bản QPPL Việt Nam:
a. Luật
b. Hiến pháp
c. Pháp lệnh
d. Nghị quyết
Câu 7:
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cơ quan nào sau đây có quyền ban hành Thông tư:
a. Chính phủ
b. Tổng kiểm toán Nhà nước
c. Chánh án tòa án nhân dân tối cao
d. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Câu 8:
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cơ quan nào sau đây có quyền ban hành Nghị quyết:
a. Tòa án nhân dân
b. Bộ trưởng các Bộ
c. Quốc hội
d. Chính phủ
Câu 9:
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cơ quan nào sau đây có quyền ban hành Luật:
a. Ủy ban thường vụ Quốc hội
b. Quốc hội
c. Chính phủ
d. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Câu 10:
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cơ quan nào sau đây có quyền ban hành Thông tư:
a. Quốc hội
b. Chính phủ
c. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
d. Tổng kiểm toán Nhà nước
Câu 11:
Theo thuyết Mác-Lênin, nhận định nào dưới đây về sự thay đổi của nhà nước qua các giai đoạn lịch sử là chính xác?
a. Tính chất giai cấp của nhà nước luôn thay đổi, trong khi bản chất của nhà nước không thay đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau.
b. Tính chất giai cấp và bản chất của nhà nước luôn thay đổi đồng thời qua các kiểu nhà nước khác nhau.
c. Tính chất giai cấp và bản chất của nhà nước không thay đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau.
d. Tính chất giai cấp của nhà nước không thay đổi, nhưng bản chất của nhà nước có thể thay đổi theo các kiểu nhà nước khác nhau.
Câu 12:
Chức năng nào sau đây không được coi là một chức năng chính của pháp luật?
a. Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội
b. Chức năng xây dựng và bảo vệ tổ quốc
c. Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội
d. Chức năng giáo dục
Câu 13:
Khái niệm “chế độ cộng sản nguyên thủy” theo chủ nghĩa Mác-Lênin mô tả:
a. Một hình thái kinh tế xã hội
b. Một kiểu nhà nước
c. Cả một kiểu nhà nước và hình thái kinh tế xã hội
d. Không thuộc các đáp án trên
Câu 14:
Các phiên xét xử lưu động của tòa án chủ yếu nhằm thể hiện chức năng pháp luật nào?
a. Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội
b. Chức năng giáo dục pháp luật
c. Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội
d. Tất cả các đáp án trên đều không đúng
Câu 15:
Theo thuyết pháp luật, đặc điểm nào không phải là thuộc tính của pháp luật?
a. Tính giáo dục
b. Tính bắt buộc chung (hay tính quy phạm phổ biến)
c. Tính cưỡng chế
d. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Câu 16:
Nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành và tồn tại của Nhà nước là:
a. Là kết quả tất yếu của xã hội có giai cấp
b. Là do ý chí của giai cấp cầm quyền với mong muốn thành lập nhà nước để bảo vệ lợi ích của họ
c. Tất cả các đáp án trên đều đúng
d. Là kết quả của sự xuất hiện tư hữu về tư liệu sản xuất trong xã hội
Câu 17:
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua bao nhiêu kiểu pháp luật cơ bản?
a. Ba kiểu pháp luật
b. Bốn kiểu pháp luật
c. Năm kiểu pháp luật
d. Hai kiểu pháp luật
Câu 18:
Theo quy định của pháp luật, thuộc tính nào sau đây là đặc điểm của pháp luật?
a. Tính được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
b. Tính bắt buộc chung (hay tính quy phạm phổ biến)
c. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 19:
Ngoài tính chất giai cấp, kiểu nhà nước nào dưới đây còn có vai trò xã hội quan trọng?
a. Nhà nước tư sản
b. Nhà nước XHCN
c. Nhà nước phong kiến
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 20:
Hành vi nào không được coi là tội phạm mặc dù nó gây nguy hiểm cho xã hội?
a. Gây thiệt hại cho xã hội nghiêm trọng
b. Trái pháp luật hình sự
c. Xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước
d. Động cơ, mục đích của chủ thể
Câu 21:
Tội phạm nào có mức hình phạt dự kiến cao nhất là từ trên 07 năm đến 15 năm tù giam?
a. Tội phạm rất nghiêm trọng
b. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
c. Tội phạm nghiêm trọng
d. Tội phạm ít nghiêm trọng
Câu 22:
Tội phạm nào theo quy định có mức hình phạt cao nhất dự kiến áp dụng từ 12 năm đến 20 năm tù giam, hoặc tử hình?
a. Tội phạm rất nghiêm trọng
b. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
c. Tội phạm ít nghiêm trọng
d. Tội phạm nghiêm trọng
Câu 23:
Theo quy định của Bộ luật Hình sự, tội phạm nào có mức hình phạt tối đa dự kiến là từ ba năm đến mười năm tù giam?
a. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
b. Tội phạm rất nghiêm trọng
c. Tội phạm nghiêm trọng
d. Tội phạm ít nghiêm trọng
Câu 24:
Đặc điểm nào chỉ có ở tội phạm mà không có ở các loại vi phạm pháp luật khác?
a. Có lỗi
b. Do cá nhân thực hiện
c. Tính trái pháp luật
d. Chịu hình phạt
Câu 25:
Quan điểm nào sau đây là đúng về sự phân loại hành vi nguy hiểm cho xã hội trong luật hình sự?
A có quan điểm: Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm
B có quan điểm: Không phải hành vi nguy hiểm cho xã hội nào cũng là tội phạm
a. Quan điểm của A đúng, Quan điểm của B sai
b. Quan điểm của B đúng, Quan điểm của A sai
c. Quan điểm của cả A và B đều đúng
d. Quan điểm của cả A và B đều sai
Câu 26:
Tội phạm nào có mức hình phạt cao nhất dự kiến là từ trên 15 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình?
a. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
b. Tội phạm rất nghiêm trọng
c. Tội phạm nghiêm trọng
d. Tội phạm ít nghiêm trọng
Câu 27:
Mức hình phạt nào dự kiến áp dụng cao nhất cho tội phạm ít nghiêm trọng?
a. Đến 03 năm tù giam
b. Từ trên 03 năm đến 07 năm tù giam
c. Từ trên 07 năm đến 15 năm tù giam
d. Từ trên 15 năm tù giam, tù chung thân, tử hình
Câu 28:
Tội phạm nào gây nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao nhất?
a. Tội phạm ít nghiêm trọng
b. Tội phạm nghiêm trọng
c. Tội phạm rất nghiêm trọng
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Câu 29:
Tài sản nào dưới đây được coi là giấy tờ có giá?
a. Quyển sách
b. Đồng Euro
c. Giấy khen
d. Trái phiếu chính phủ
Câu 30:
Theo luật dân sự, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc nhóm tài sản nào?
a. Giấy tờ có giá
b. Quyền tài sản
c. Vật
d. Không phải tài sản
Câu 31:
Tài sản nào dưới đây được coi là tiền?
a. Trái phiếu chính phủ
b. Xe đạp
c. USD (Đô la Mỹ)
d. Điện thoại
Câu 32:
Theo luật dân sự, thẻ sinh viên thuộc nhóm tài sản nào?
a. Giấy tờ có giá bằng tiền
b. Vật
c. Không phải tài sản
d. Giá trị nhân thân không liên quan đến tài sản
Câu 33:
Tài sản trong luật dân sự bao gồm?
a. Quyền tài sản và các giá trị nhân thân không liên quan đến tài sản
b. Các loại giá trị nhân thân
c. Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
d. Vật, tiền và giấy tờ có giá bằng tiền
Câu 34:
Công ty X đã thuê cô H chụp ảnh quảng cáo cho sản phẩm của mình. Quan hệ giữa công ty X và cô H là?
a. Quan hệ pháp luật hành chính
b. Quan hệ tài sản trong luật dân sự
c. Quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản trong dân sự
d. Quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản
Câu 35:
Loại nào dưới đây không phải là tài sản?
a. Quyền tác giả
b. Trái phiếu
c. Quyền mua căn hộ giá rẻ
d. Sổ đỏ
Câu 36:
Quyền tài sản là?
a. Một loại tài sản trong luật dân sự
b. Một loại nghĩa vụ dân sự
c. Một loại giá trị nhân thân không liên quan đến tài sản trong luật dân sự
d. Một loại giá trị nhân thân liên quan đến tài sản trong luật dân sự
Câu 37:
A và B ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thanh toán bằng vàng (giá trị mảnh đất là 52 lượng vàng). Cho biết trong quan hệ trên vàng là loại tài sản nào theo luật dân sự?
a. Vật
b. Quyền tài sản
c. Vừa là vật, vừa là tiền
d. Tiền
Câu 38:
Giá trị nhân thân trong luật dân sự bao gồm?
a. Các quyền tài sản
b. Tài sản vô hình và tài sản hữu hình
c. Giá trị nhân thân liên quan đến tài sản và giá trị nhân thân không liên quan đến tài sản
d. Tiền và giấy tờ có giá bằng tiền
Câu 39:
Khái niệm nào sau đây đúng về quy phạm pháp luật?
a. Quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định
b. Quy tắc xử sự khuôn mẫu do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
c. Quy phạm xã hội do Quốc hội ban hành và đảm bảo thực hiện
d. Quy tắc xử sự chung do Nhà nước hoặc các tổ chức xã hội ban hành
Câu 40:
Sự khác biệt cơ bản giữa quy phạm pháp luật và các quy phạm xã hội khác là gì?
a. Quy phạm pháp luật được ban hành bằng văn bản và mang tính khuôn mẫu, trong khi các quy phạm xã hội khác không thành văn và không mang tính khuôn mẫu
b. Quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành còn quy phạm xã hội khác do các tổ chức xã hội ban hành
c. Quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi con người còn quy phạm xã hội khác không điều chỉnh hành vi con người
d. Quy phạm pháp luật không cần được đảm bảo thực hiện còn quy phạm xã hội khác cần phải được đảm bảo thực hiện
Câu 41:
Đối tượng điều chỉnh của luật nhà nước là gì?
a. Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước, các quan hệ phát sinh trong tổ chức bộ máy nhà nước
b. Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước, các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
c. Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước
d. Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ; các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và tổ chức bộ máy nhà nước
Câu 42:
Bộ phận nào của quy phạm pháp luật cung cấp thông tin về cá nhân hoặc tổ chức chịu tác động của quy phạm?
a. Bộ phận giả định
b. Bộ phận quy định
c. Bộ phận chế tài
d. Bộ phận quy định và Bộ phận chế tài
Câu 43:
Quy phạm pháp luật luôn thể hiện ý chí của ai?
a. Giai cấp bị trị
b. Toàn xã hội
c. Giai cấp thống trị
d. Nhân dân
Câu 44:
Căn cứ để xác định một quy tắc xử sự là quy phạm pháp luật là gì?
a. Quy tắc đó là quy tắc xử sự chung, là tiêu chuẩn đánh giá hành vi con người
b. Quy tắc đó được quy định trong các văn bản pháp luật
c. Quy tắc đó mang tính chuẩn mực, khuôn mẫu
d. Quy tắc đó là quy tắc xử sự khuôn mẫu do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
Câu 45:
Trong các quy định sau, quy phạm pháp luật nào là chính xác?
a. Bên nhận gia công phải giao sản phẩm và bên đặt gia công phải nhận sản phẩm theo đúng thời hạn và tại địa điểm đã thoả thuận
b. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
c. Dù gái hay trai, chỉ hai là đủ
d. Yêu cầu xuất trình giấy tờ khi ra vào cơ quan
Câu 46:
Quan hệ pháp luật nhà nước là quan hệ giữa?
a. Nhà nước và công dân
b. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước
c. Các cá nhân và tổ chức với nhau
d. Nhà nước và tội phạm
Câu 47:
Hoàn thiện khái niệm: “…………là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định”?
a. Quy phạm pháp luật
b. Vi phạm pháp luật
c. Quan hệ pháp luật
d. Trách nhiệm pháp lý
Câu 48: Theo pháp luật hiện hành của nước ta, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam bao gồm các cơ quan nào?
A. Chính phủ, Bộ, Tổng cục, Cục, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xã và tương đương, Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp.
B. Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban thuộc Ủy ban nhân dân các cấp, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
C. Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành ở Trung ương và các Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương.
Câu 49: Theo pháp luật hiện hành của nước ta, quản lý hành chính nhà nước được thực hiện thông qua các hình thức nào?
A. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Ban hành văn bản áp dụng pháp luật; Áp dụng biện pháp tổ chức trực tiếp; Thực hiện tác động nghiệp vụ-kỹ thuật.
B. Ban hành văn bản pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật; Thực hiện hoạt động pháp lý khác và tác động nghiệp vụ-kỹ thuật; Áp dụng biện pháp tổ chức trực tiếp.
C. Ban hành văn bản áp dụng pháp luật; Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp; Thực hiện những tác động về nghiệp vụ-kỹ thuật; Thực hiện những hoạt động khác.
D. Ban hành văn bản áp dụng pháp luật; Thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý; Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp.
Câu 50: Theo pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành của nước ta, quyền sở hữu công nghiệp có thể được chuyển giao theo các phương thức nào?
A. Theo hợp đồng, theo quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp.
B. Có thể được chuyển giao theo các quy định của hợp đồng, theo quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
C. Phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).
D. Theo các quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp.
Câu 51: Theo pháp luật hiện hành của nước ta, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì bị áp dụng các biện pháp xử lý nào theo pháp luật dân sự?
A. Buộc phân phối, đưa vào sử dụng phi thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
B. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc bồi thường thiệt hại.
C. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc bồi thường thiệt hại; Buộc tiêu huỷ hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Buộc phân phối, đưa vào sử dụng phi thương mại đối với hàng hoá, nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
D. Buộc tiêu huỷ hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Câu 52: Theo pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành của nước ta, giống cây trồng mới được bảo hộ theo các điều kiện nào?
A. Thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, có tên phù hợp.
B. Thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ, được chọn tạo, phát hiện, phát triển, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, có tên phù hợp.
C. Thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ, được chọn tạo, phát hiện, phát triển, có tính mới, tính ổn định, có tên phù hợp.
D. Thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ, được phát hiện, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, có tên phù hợp.
Câu 53: Theo pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành của nước ta, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, chỉ dẫn địa lý được xác lập như thế nào?
A. Được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam.
B. Được xác lập trên cơ sở quyết định công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
C. Được cơ quan có thẩm quyền xác lập trên cơ sở pháp luật Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
D. Được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký hoặc công nhận đăng ký quốc tế.
Câu 54: Theo pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành của nước ta, tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan có vai trò gì trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ?
A. Tham gia các quan hệ pháp luật khác về quyền tác giả, quyền liên quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền theo uỷ quyền.
B. Tư vấn cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan về những vấn đề pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; Đại diện cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo uỷ quyền; Tham gia các quan hệ pháp luật khác về quyền tác giả, quyền liên quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền theo uỷ quyền.
C. Tư vấn cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan về những vấn đề pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
D. Đại diện cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo uỷ quyền.
Câu 55: Theo pháp luật hiện hành của nước ta, quản lý hành chính nhà nước ở nước ta phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản nào?
A. Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước; Nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước; Bình đẳng giữa các dân tộc; Tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước; Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước và các nguyên tắc cơ bản khác; Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng và phối hợp quản lý liên ngành; Quản lý theo ngành, chức năng, kết hợp với quản lý theo địa phương.
B. Tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước; Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước và các nguyên tắc cơ bản khác.
C. Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước; Nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước; Bình đẳng giữa các dân tộc.
D. Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng và phối hợp quản lý liên ngành; Quản lý theo ngành, chức năng, kết hợp với quản lý theo địa phương.
Câu 56: Theo pháp luật hiện hành của nước ta, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì bị áp dụng các biện pháp xử lý nào theo luật hình sự?
A. Nếu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với quy mô thương mại thì tùy theo từng trường hợp mà bị xử lý theo pháp luật hành chính hoặc theo pháp luật hình sự.
B. Nếu có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
C. Nếu có yếu tố cấu thành tội phạm hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với quy mô thương mại thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
D. Nếu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với quy mô thương mại thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
Câu 57: Theo pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành của nước ta, tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có vai trò gì trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ?
A. Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
B. Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
C. Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
D. Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp; Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp; Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
Câu 58: Theo pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành của nước ta, Giống cây trồng mới được bảo hộ theo các điều kiện nào?
A. Thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ, được chọn tạo, phát hiện, phát triển, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, có tên phù hợp.
B. Thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, có tên phù hợp.
C. Thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ, được phát hiện, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, có tên phù hợp.
D. Thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ, được chọn tạo, phát hiện, phát triển, có tính mới, tính ổn định, có tên phù hợp.
Câu 59: Theo pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành của nước ta, Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, chỉ dẫn địa lý được xác lập như thế nào?
A. Được xác lập trên cơ sở quyết định công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Xem thêm : Bộ câu hỏi trắc nghiệm Triết học Mác Lênin kèm đáp án
B. Được cơ quan có thẩm quyền xác lập trên cơ sở pháp luật Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
C. Được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam.
D. Được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký hoặc công nhận đăng ký quốc tế.
Câu 60: Theo pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành của nước ta, Quyền sở hữu công nghiệp có thể được chuyển giao theo các phương thức nào?
A. Theo hợp đồng, theo quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp.
B. Phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).
C. Theo các quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp.
D. Có thể được chuyển giao theo các quy định của hợp đồng, theo quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
Câu 61: Theo pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành của nước ta, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì bị áp dụng các biện pháp xử lý nào theo luật hình sự?
Xem thêm : Tổng hợp 300 câu hỏi trắc nghiệm tin học có đáp án hay chọn lọc
A. Nếu có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
B. Nếu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với quy mô thương mại thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
C. Nếu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với quy mô thương mại thì tùy theo từng trường hợp mà bị xử lý theo pháp luật hành chính hoặc theo pháp luật hình sự.
D. Nếu có yếu tố cấu thành tội phạm hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với quy mô thương mại thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
Câu 62: Theo pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành của nước ta, Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan có vai trò gì trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ?
A. Đại diện cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo uỷ quyền.
B. Tham gia các quan hệ pháp luật khác về quyền tác giả, quyền liên quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền theo uỷ quyền.
C. Tư vấn cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan về những vấn đề pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
D. Tất cả các hoạt động được nêu tại phương án A, B và C nói trên.
Lời kết
Bộ câu hỏi trắc nghiệm pháp luật đại cương đã được tổng hợp một cách kỹ lưỡng. Bộ câu hỏi này được thiết kế để hỗ trợ các bạn trong quá trình ôn tập, giúp củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.
Nguồn: https://cauhoihay.com
Danh mục: Học tập