Tổng hợp bộ câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chinh phục và đạt điểm cao cho sinh viên Đại học

Tổng hợp bộ câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chinh phục và đạt điểm cao cho sinh viên Đại học

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một môn đại cương bắt buộc trong chương trình giảng dạy tại các trường đại học. Để giúp sinh viên ôn tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong kỳ thi, Câu hỏi hay mang đến bộ câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh đa dạng, giúp bạn tự tin nắm vững kiến thức cốt lõi về Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bộ câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh chương 1

Bộ câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh chương 1 tập trung vào các khái niệm cơ bản, đối tượng nghiên cứu, các phương pháp tiếp cận và ý nghĩa của việc học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bộ câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh
Bộ câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh

Dưới đây là bộ câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh chương 1

1. Đại hội Đảng nào đã khẳng định rằng tư tưởng Hồ Chí Minh “là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”?

A. Đại hội Đảng lần thứ XI (2011).
B. Đại hội Đảng lần thứ VII (1991).
C. Đại hội Đảng lần thứ IX (2001).
D. Đại hội Đảng lần thứ VI (1986).

2. “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.” Những vấn đề cơ bản này bao gồm:

A. Mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng.
B. Lực lượng cách mạng.
C. Phương pháp cách mạng.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.

3. Năm 1970, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động khẩu hiệu tuyên truyền nào để nhấn mạnh tư tưởng và tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh?

A. Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
B. Sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại.
C. Toàn Đảng, toàn dân thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
D. Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch.

4. Khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh, được mô tả là “kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta và đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc,” được nêu ra tại Đại hội Đảng nào?

A. Đại hội lần thứ VI (1986).
B. Đại hội lần thứ XI (2011).
C. Đại hội lần thứ IX (2001).
D. Đại hội lần thứ VII (1991).

5. Tại Đại hội Đảng nào vào năm 1991, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định rằng Tư tưởng Hồ Chí Minh là một tài sản tinh thần quý báu của …?

A. Tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc.
B. Tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của nhân dân ta.
C. Tài sản tinh thần quý báu của Đảng, dân tộc và nhân dân ta.
D. Tài sản tinh thần quý báu của Đảng.

6. Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” lần đầu tiên được Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra tại đại hội lần thứ mấy?

A. Đại hội lần thứ IX (2001).
B. Đại hội lần thứ VII (1991).
C. Đại hội lần thứ VIII (1996).
D. Đại hội lần thứ VI (1986).

7. Đối tượng nghiên cứu chính của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm:

A. Nghiên cứu hệ thống quan điểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh.
B. Nghiên cứu kết quả vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các giai đoạn cách mạng.
C. Nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Nghiên cứu những đánh giá của các danh nhân trên thế giới về Hồ Chí Minh.

8. Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” không bao gồm nội dung nào sau đây?

A. Bao gồm những vấn đề có liên quan đến cách mạng thế giới, tài sản tinh thần cho cách mạng thế giới.
B. Hệ thống các quan điểm lý luận, phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam.
C. Nguồn gốc tư tưởng, lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh: chủ nghĩa Mác – Lênin; giá trị văn hoá dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại.
D. Nội dung cơ bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm những vấn đề có liên quan trực tiếp đến cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường thắng lợi cho cách mạng Việt Nam, tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc.

9. Phương pháp luận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là:

A. Quan điểm lịch sử – cụ thể; quan điểm toàn diện và hệ thống.
B. Thống nhất lý luận và thực tiễn.
C. Thống nhất tính Đảng và tính khoa học.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.

10. Điền vào chỗ trống trong Văn kiện Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986): “Muốn đổi mới tư duy, Đảng phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, kế thừa di sản quý báu về ……. của Hồ Chí Minh”:

A. Tư tưởng và lý luận cách mạng.
B. Lý luận và thực tiễn cách mạng.
C. Tư tưởng và đường lối chính trị.
D. Lý luận và đường lối chính trị.

11. Câu nói “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” được trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
A. Tuyên ngôn độc lập
B. Chính cương sách lược vắn tắt
C. Bản án chế độ thực dân Pháp
D. Đường cách mệnh

12. Theo đánh giá của các tác giả giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam mới có giá trị gì?
A. Có giá trị lịch sử đặc biệt
B. Có giá trị bình thường
C. Là bản thiên cổ hùng văn
D. Có giá trị lịch sử to lớn

13. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra đường lối kháng chiến nào?
A. Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc
B. Cả 3 vấn đề trên
C. Kháng chiến trường kỳ và tự lực cánh sinh
D. Kháng chiến toàn dân, toàn diện

14. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa là gì?
A. Đấu tranh giải phóng dân tộc, thành lập nhà nước dân tộc độc lập, trong đó nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước
B. Đòi quyền tự trị dân tộc dưới sự bảo hộ của ngoại bang
C. Đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân
D. Đòi quyền bình đẳng giữa các dân tộc

15. Theo Nguyễn Ái Quốc, cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải theo con đường nào để giành được thắng lợi?
A. Con đường cách mạng vô sản
B. Con đường giành độc lập của người Mỹ
C. Con đường giành độc lập của nhân dân Ấn Độ
D. Con đường cứu nước mà những bậc tiền bối đã đi

16. Để đạt được thắng lợi trong cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới, cần phải do ai lãnh đạo?
A. Do tầng lớp trí thức lãnh đạo
B. Giai cấp tư sản lãnh đạo
C. Phải do một cá nhân xuất chúng lãnh đạo
D. Phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo

17. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự đoàn kết của nhóm nào?
A. Giai cấp công nhân với tầng lớp tri thức
B. Giai cấp công nhân với nhà công thương giàu có
C. Của toàn dân trên cơ sở liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và trí thức
D. Giai cấp công nhân với tầng lớp nông dân

18. Để cách mạng giải phóng dân tộc thành công, cần phải làm gì?
A. Dựa vào thắng lợi của cách mạng ở chính quốc
B. Dựa vào các nước có nền kinh tế phát triển cao
C. Được tiến hành 1 cách chủ động và sáng tạo
D. Dựa vào thắng lợi của cách mạng ở các nước thuộc địa khác

19. Biện pháp nào là quan trọng nhất để đạt được thắng lợi trong cách mạng dân tộc?
A. Dùng phương pháp đàm phán hòa bình
B. Sử dụng bạo lực cách mạng, kết hợp bạo lực chính trị của quần chúng với bạo lực vũ trang
C. Kêu gọi quân đội nước ngoài trợ giúp
D. Dựa vào bạo lực vũ trang thuần túy

20. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, lực lượng nào là cơ sở cho giải phóng dân tộc, giai cấp và con người?
A. Khối đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là liên minh công nông trí thức
B. Tất cả các lực lượng trên
C. Đảng Cộng sản
D. Các lực lượng cách mạng thế giới

Bộ câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh chương 2

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh chương 2 tập trung về những nền tảng lý luận và thực tiễn đã góp phần hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh, cùng với quá trình phát triển tư tưởng ấy qua các giai đoạn lịch sử và hoàn cảnh cụ thể.

Bộ câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh hay nhất
Bộ câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh hay nhất

Dưới đây là bộ câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh chương 2:

1. Ai là người đã giúp Hồ Chí Minh thoát khỏi nhà tù của thực dân Anh ở Hồng Kông trong giai đoạn 1931 – 1933?

A. Luật sư Francis Henry Loseby.
B. Thống đốc Hồng Kông William Peel.
C. Tổ chức Cứu tế Đỏ quốc tế (Quốc tế Cộng sản).
D. Tống Khánh Linh.

2. Vào tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao danh hiệu gì cho đồng bào miền Nam nhân dịp này?

A. Kháng chiến anh dũng.
B. Sản xuất giỏi.
C. Thành đồng Tổ quốc.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.

3. Khi nào Hồ Chí Minh bắt đầu viết “Di chúc” của mình?

A. 10/4/1965.
B. 20/6/1969.
C. 15/5/1969.
D. 10/5/1965.

4. Lý luận lớn đầu tiên mà Hồ Chí Minh cống hiến cho cách mạng là gì?

A. Về cách mạng ruộng đất.
B. Về cách mạng dân chủ.
C. Về cách mạng văn hóa.
D. Về cách mạng giải phóng dân tộc.

5. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc thuộc địa chủ yếu liên quan đến điều gì?

A. Cả hai đáp án kia đều sai.
B. Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc.
C. Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
D. Cả hai đáp án kia đều đúng.

6. Hồ Chí Minh đã đề xuất quan điểm giải phóng dân tộc dựa trên lập trường của giai cấp nào?

A. Tư sản.
B. Công nhân.
C. Nông dân.
D. Địa chủ.

7. Nguyên tắc phân phối theo lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được Hồ Chí Minh giải thích như thế nào?

A. Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
B. Tất cả mọi người đều phải tích cực lao động, sản phẩm xã hội được chia đều.
C. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn…
D. Làm theo năng lực, hưởng theo trách nhiệm được giao.

8. Trong “Thường thức chính trị”, Hồ Chí Minh lý giải nguyên nhân tại sao chủ nghĩa xã hội không có sự đối lập giữa thành thị và thôn quê, lao động chân tay và trí óc như thế nào?

A. Vì mọi vùng nông thôn đều trở thành thành thị.
B. Vì đô thị hóa rất nhanh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước rất mạnh.
C. Vì công nhân, nông dân nắm quyền lực chính trị.
D. Vì thôn quê ngày càng văn minh, công nông ngày càng thông thái.

9. Câu nói của Hồ Chí Minh: “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!” xuất hiện trong văn kiện nào?

A. Trả lời phóng viên Hãng thông tấn A.F.P.
B. Bài nói chuyện cùng đồng bào trước khi sang Pháp.
C. Thư gửi đồng bào Nam bộ.
D. Lời kêu gọi Kiều bào Việt Nam ở Pháp.

10. Hồ Chí Minh đã viết luận điểm “Chúng ta cách mệnh thì cũng phải liên lạc tất cả những đảng cách mệnh trong thế giới để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa” trong tác phẩm nào?

A. Chương trình tóm tắt của Đảng.
B. Sách lược vắn tắt của Đảng.
C. Đường cách mệnh.
D. Chánh cương vắn tắt của Đảng.

Bộ câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh chương 3

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh chương 3 tập trung về sự kết hợp chặt chẽ giữa mục tiêu độc lập dân tộc và việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các câu hỏi về cách Hồ Chí Minh định hình và phát triển lý luận về sự độc lập của dân tộc, cũng như những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà ông đã áp dụng vào thực tiễn cách mạng và xây dựng đất nước được đưa ra nhiều trong các bài thi.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh

Dưới đây là bộ câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh chương 3

1. Trong câu nói: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta,” Hồ Chí Minh đang nhắc đến văn kiện nào?

A. Nghị quyết Đại hội VII Quốc tế Cộng sản.
B. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của.
C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
D. Nghị quyết Đại hội V Quốc tế Cộng sản.

2. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc trưng nào của xã hội xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua chế độ dân chủ?

A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Xã hội.
D. Văn hóa.

3. Tư tưởng “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân” phản ánh mặt nào trong đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa theo Hồ Chí Minh?

A. Kinh tế.
B. Chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Chính trị.
D. Văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội.

4. Khi áp dụng kinh nghiệm thực tiễn thế giới vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã yêu cầu chống lại khuynh hướng nào?

A. “Giáo điều” và “máy móc”.
B. “Xét lại” và “đổi mới”.
C. “Giáo điều” và “xét lại”.
D. “Máy móc” và “đổi mới”.

5. Theo Hồ Chí Minh, để xây dựng chủ nghĩa xã hội, mỗi người cần chống lại kẻ địch nào bên trong?

A. Chủ nghĩa cá nhân.
B. Lợi ích cá nhân.
C. Tham nhũng, lãng phí.
D. Quan liêu, mệnh lệnh.

6. Theo Hồ Chí Minh, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần phải chống lại kẻ địch nội bộ nào?

A. Chủ nghĩa cá nhân.
B. Tham nhũng, lãng phí.
C. Lợi ích cá nhân.
D. Quan liêu, mệnh lệnh.

7. Đại hội nào của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?

A. Đại hội lần thứ IX (2001).
B. Đại hội lần thứ VI (1986).
C. Đại hội lần thứ X (2006).
D. Đại hội lần thứ VII (1991).

8. Luận điểm “Đảng Cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân” thuộc về ai?

A. Hồ Chí Minh.
B. Ph. Ăngghen.
C. C. Mác.
D. V.I. Lênin.

9. Theo Hồ Chí Minh, Đảng phải có mặt nào để cách mạng Việt Nam đạt được thành công?

A. Xác định đường lối cách mạng đúng đắn và phương pháp cách mạng thích hợp.
B. Tổ chức dân chúng thực hiện đường lối, cách mạng do Đảng đề ra.
C. Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới nhằm tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam.
D. Cả ba phương án kia đều đúng.

10. Hồ Chí Minh mô tả Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của ai?

A. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam.
B. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.
C. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp nông dân Việt Nam.
D. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của công nhân và trí thức Việt Nam.

Bộ câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh chương 4

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh chương 4 sẽ khám phá các quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò và chức năng của Đảng Cộng sản trong việc lãnh đạo cách mạng và xây dựng đất nước, cũng như các nguyên tắc và mục tiêu của Nhà nước xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh đề ra.

Dưới đây là bộ câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh chương 4

Bộ câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh sát với đề thi
Bộ câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh sát với đề thi

1. Hồ Chí Minh đã bổ sung yếu tố nào vào học thuyết Mác – Lênin trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Phong trào yêu nước.
B. Phong trào dân chủ.
C. Phong trào công nhân.
D. Phong trào thanh niên.

2. Theo Hồ Chí Minh, nền tảng cơ bản nhất để Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam là gì?

A. Đảng có đội ngũ đảng viên trong sạch vững mạnh.
B. Đảng hoạt động vì nước vì dân.
C. Đảng đáp ứng nhu cầu tất yếu của xã hội Việt Nam.
D. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.

3. Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc nào trong hoạt động của Đảng phải được thực hiện thường xuyên, như là việc “mỗi ngày phải rửa mặt”?

A. Tự phê bình và phê bình.
B. Kỷ luật nghiêm minh tự giác.
C. Tập trung dân chủ.
D. Đoàn kết quốc tế.

4. Theo Hồ Chí Minh, khi lợi ích chung của Đảng xung đột với lợi ích riêng của cá nhân thì đảng viên cần phải làm gì?

A. Hy sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng.
B. Hy sinh lợi ích của Đảng cho lợi ích cá nhân.
C. Cân bằng giữa hai lợi ích.
D. Xem xét tính cấp bách để quyết định lựa chọn lợi ích.

5. Tư tưởng về Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, mà Hồ Chí Minh đã áp dụng và phát triển khi sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, thuộc về ai?

A. V.I. Lênin.
B. Mao Trạch Đông.
C. C. Mác.
D. Kim Nhật Thành.

6. Hoàn thiện câu nói của Hồ Chí Minh: “Đảng có những điều kiện kỷ luật bắt buộc mỗi đảng viên phải theo. Không có kỷ luật sắt không có Đảng. Đã vào Đảng thì phải theo tư tưởng của Đảng. Đảng đã chỉ thị nghị quyết là phải làm. Không làm thì … …”.

A. Giải trình lý do.
B. Đuổi ra khỏi Đảng.
C. Xem xét kỷ luật.
D. Bàn bạc, thảo luận lại.

7. Theo Hồ Chí Minh, việc Đảng cần thực hiện ngay sau khi chiến thắng trong cuộc chống Mỹ, cứu nước là gì?

A. Mở rộng các mối quan hệ quốc tế.
B. Chỉnh đốn lại Đảng.
C. Củng cố quyền lãnh đạo.
D. Tăng cường lực lượng.

8. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quan hệ với quần chúng, Đảng cần phải:

A. Luôn làm theo quần chúng.
B. Không được theo đuôi quần chúng.
C. Theo đuổi quần chúng.
D. Luôn luôn nghe theo quần chúng.

9. Theo Hồ Chí Minh, tổ chức nào là “hạt nhân” quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng, đồng thời là nơi tu dưỡng, rèn luyện và giám sát đảng viên?

A. Chi bộ.
B. Đảng ủy.
C. Đảng bộ.
D. Bộ Chính trị.

10. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng để đoàn kết chặt chẽ trong Đảng, cần phải thực hiện điều gì?

A. Tự phê bình và phê bình.
B. Cả ba phương án kia đều đúng.
C. Chống lại chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cực.
D. Mở rộng dân chủ nội bộ.

Bộ câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh chương 5

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh chương 5 sẽ tập trung vào việc phân tích các quan điểm của Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc và việc xây dựng mối quan hệ đoàn kết quốc tế. Câu hỏi sẽ làm rõ cách Hồ Chí Minh nhìn nhận vai trò của đoàn kết quốc tế trong việc hỗ trợ và thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc, đồng thời đề cao vai trò của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, hướng tới mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Dưới đây là bộ câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh chương 5

1. Phương châm nào sau đây không phải là của Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục?

A. Thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục.
B. Học đi đôi với hành. Lý luận liên hệ với thực tế.
C. Học tập kết hợp với lao động. Phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội.
D. Học, học nữa, học mãi.

2. Sau Cách mạng tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cho rằng nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân để làm gì?

A. Thực hiện phong trào xóa nạn mù chữ.
B. Thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính.
C. Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.
D. Gắn liền với lao động sản xuất.

3. Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Hồ Chí Minh nêu 6 nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ở nhiệm vụ thứ tư, Người đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện gì?

A. Chủ nghĩa yêu nước.
B. Tự phê bình và phê bình.
C. Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
D. Đoàn kết.

4. Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu nói của Hồ Chí Minh về con người: “Chữ người, nghĩa hẹp là ….. , anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là ….. cả nước. Rộng nữa là cả ….. ”.

A. Gia đình/đồng bào/loài người.
B. Cha mẹ/đồng bào/người cùng khổ.
C. Nhân dân/dân tộc/nhân loại.
D. Gia đình/người dân/con người.

5. Theo Hồ Chí Minh, yếu tố quan trọng nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội là gì?

A. Khoa học kỹ thuật.
B. Tiền vốn.
C. Con người xã hội chủ nghĩa.
D. Tài nguyên.

6. Theo Hồ Chí Minh, nền tảng của CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH là:

A. Đạo đức mới và Đời sống mới.

B. Đạo đức mới.

C. Đời sống mới và Thi đua ái quốc.

D. Thi đua ái quốc.

7. Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng cần phải làm cho phần tốt trong mỗi người phát triển như thế nào, và phần xấu phải như thế nào?

A. Phần tốt phát triển như hoa mùa xuân, phần xấu giảm dần.

B. Phần tốt và phần xấu phải được cân bằng.

C. Phần tốt tăng lên, phần xấu không thay đổi.

D. Phần tốt và phần xấu phải cùng phát triển.

8. Quan điểm về việc xây dựng nền văn hóa có tính chất xã hội chủ nghĩa và nội dung dân tộc của Hồ Chí Minh được nêu ra vào thời điểm nào?

A. Năm 1951.

B. Năm 1945.

C. Năm 1960.

D. Năm 1941.

9. Hồ Chí Minh lưu ý rằng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân có nghĩa là gì?

A. Không phải “giày xéo lên lợi ích cá nhân”.

B. Xóa bỏ lợi ích cá nhân.

C. Chỉ bảo vệ lợi ích tập thể.

D. Cân bằng giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cá nhân.

10. Bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là gì?

A. Đạo đức cá nhân.

B. Đạo đức phong kiến.

C. Đạo đức cách mạng.

D. Đạo đức tư sản.

Bộ câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh chương 6

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh chương 6 tập trung vào tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và con người. Nội dung câu hỏi trong chương này sẽ khám phá các quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa trong sự phát triển xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội, cùng với các nguyên tắc đạo đức cách mạng mà ông đề ra, như trung thực và trách nhiệm.

Dưới đây là bộ câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh chương 6

1. Điền vào chỗ trống trong quan điểm của Hồ Chí Minh: “Từ tiểu học, trung học, cho đến đại học, là nơi rèn luyện nhi đồng và thanh niên. Óc của những người tuổi trẻ trong sạch như một ___ . Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trong trường có rất lớn ___ cho tương lai của thanh niên, và tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà”:

A. Tấm lụa / ảnh hưởng.

B. Tờ giấy / vai trò.

C. Tấm vải / tác động.

D. Tấm lụa / ý nghĩa.

2. Nhận định nào dưới đây của Hồ Chí Minh mô tả vai trò của văn hóa?

A. Văn hóa phải đi sâu vào trong tâm lý quốc dân.

B. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.

C. Văn hóa phải được giải phóng.

D. Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận.

3. Câu nào sau đây của Hồ Chí Minh đúng nhất?

A. Kẻ tham lam là có tội với nước, với dân.

B. Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy.

C. Người mà không liêm, không bằng súc vật.

D. Cả ba phương án kia đều đúng.

4. Câu nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” của Hồ Chí Minh nói lên điều gì?

A. Nội dung xây dựng con người.

B. Vai trò của con người.

C. Sự cần thiết phải xây dựng con người.

D. Phương pháp xây dựng con người.

5. Theo Hồ Chí Minh, để đánh thắng kẻ địch bên ngoài, trước tiên cần phải đánh thắng kẻ địch bên trong, đó là:

A. Giặt dốt và giặt đói.

B. Giặt dốt.

C. Chủ nghĩa cá nhân.

D. Giặt đói.

6. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, LIÊM có nghĩa là gì?

A. Không tham tiền tài, không tham sung sướng.

B. Cả ba phương án kia đều đúng.

C. Không tham địa vị.

D. Không ham người tâng bốc mình.

7. Theo Hồ Chí Minh, việc góp sức làm việc và khéo tổ chức sẽ mang lại kết quả tốt cho:

A. Chính.

B. Kiệm.

C. Liêm.

D. Cần.

8. Theo Hồ Chí Minh, “ham học, ham làm, ham tiến bộ” là biểu hiện của:

A. Cần.

B. Yêu nước.

C. Kiệm.

D. Liêm.

9. Theo Hồ Chí Minh, để làm người và sống trong xã hội thì phải:

A. Cả ba phương án kia đều đúng.

B. Thương dân.

C. Thương nhân loại bị áp bức.

D. Yêu nước.

10. Nhận định nào sau đây đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

A. Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị có nghĩa là văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.

B. Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị có nghĩa là văn hóa phải góp phần ổn định chính trị.

C. Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị có nghĩa là văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị.

D. Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị có nghĩa là văn hóa phải thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.

Lời kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn bộ câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúc bạn ôn tập hiệu quả và đạt được kết quả cao trong kỳ thi!

cauhoihay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *